Anh nói rằng anh đã phải trốn chạy khỏi cuộc hôn nhân ấy bởi sự ngột ngạt trong danh nghĩa tình yêu của vợ. Anh bảo, anh sợ những cuộc điện thoại đầy tra khảo, sợ những tin nhắn trách móc giận hờn, sợ những lời kêu ca, những giọt nước mắt ấm ức và đau khổ của chị vợ vô cùng. Anh cảm thấy những khoảng trống của mình cần được tôn trọng.
Anh ghét cái thói tự ti của vợ. Ghét những ý nghĩ của chị, đầy tiêu cực và suy diễn. Bởi, chẳng có người đàn ông nào sung sướng với những cuộc đi xa mệt mỏi và nhậu nhẹt lu bù. Ai chẳng muốn ở nhà với gia đình, con cái, nhưng vì công việc và sự nghiệp... Thay vì kêu ca, sao chị không hiểu điều ấy bao giờ.
![]() |
Ly hôn rồi, anh sống ngay tại công ty với căn phòng khép kín. Với đàn ông giàu có và độc thân thì phòng làm việc tại công ty nối liền với phòng ngủ, phòng vệ sinh, thiết kế dành cho một người là đủ. Anh yêu công việc mà. Anh sống vì công việc, ăn ngủ cùng công việc của mình.
Cho đến ngày, anh hôn tôi vồ vập, nói rằng đã lâu lắm rồi anh không hề rung động mãnh liệt đến thế trước một cô gái nào. Anh muốn tôi và anh gắn bó. Tôi không biết “gắn bó” đối với anh có nghĩa là gì, nhưng trở thành người yêu của anh thì hoàn toàn có thể.
Anh hấp dẫn mà! Người đàn ông này to cao, đẹp đẽ, lại quyền lực, ai có thể mơ ước một người đàn ông hơn thế. Nhất là khi anh đã li dị mấy năm nay, còn tôi cũng chẳng có ràng buộc gì. Hai mươi sáu tuổi, sau mấy năm trầy trật ở những công ty khác, tôi học hành, cố gắng lắm để thi đỗ vào đây. Tôi lại được làm người yêu giám đốc. Ôi, cuộc đời cứ như vậy thì hay.
Ba năm liền làm bạn gái của anh, tôi không ứng xử theo cách dựa dẫm và xin xỏ. Tôi có lương, lương tôi cũng khá. Anh có thể mua quà, đôi lúc đặt cho tôi món hàng xa xỉ, nhưng tôi trông chờ vào sự giúp đỡ ấy thì không!
Nhà anh thuê, tôi sống ung dung nhưng tôi biết chính xác là đến một ngày sự giúp đỡ này không còn nữa, tôi vẫn chủ động lo cho mình. Ở tôi, không có sự mè nheo, không có lời năn nỉ. Tôi không có thói quen độc chiếm.
Anh có thể đi công tác ngay mà không báo gì, có thể đến nhà tôi đột ngột trong lúc chán đời mà không bị tôi phản ứng. Anh có thể triền miên bận rộn cũng không bao giờ có chút mảy may nào kiểm soát ở tôi.
Hình như vì thế mà anh đánh giá tôi cao hơn những bóng hồng luôn “nhăm nhe” dựa dẫm vào anh. Và đến một ngày, anh nói với tôi, rằng anh muốn chuyển hoá mối quan hệ của chúng tôi sang một giai đoạn mới. Có nghĩa là, anh muốn cầu hôn! Tôi hoàn toàn chưa xác định chuyện này, cũng không bao giờ nghĩ đến chuyện này!
Tôi từ chối anh, không phải vì tôi yêu anh chưa đủ, mà vì rất yêu! Nhưng giữa cách yêu của 1 cô bạn gái giản đơn, với cách yêu của 1 người vợ, tôi cảm thấy rõ ràng khác nhau.
Nếu là vợ anh, sinh ra những đứa trẻ mang họ của anh, chắc tôi còn kiểm soát, độc đoán hơn nhiều người vợ cũ của anh. Nếu tôi phải đứng cùng anh trong tờ giấy đăng ký kết hôn, chắc chắn tôi sẽ có những yêu cầu riêng mà anh tuyệt đối không thể đến và đi tuỳ hứng như những ngày không có chút ràng buộc nào.
Thậm chí, tôi sợ rằng mình không thể chỉ có âm thầm đau khổ chịu đựng và ngồi nhà suy diễn như vợ của anh đâu. Tôi sẽ còn dữ dằn hơn thế rất nhiều.
Bởi lẽ những người đàn ông giàu có như anh, thì rất tham lam. Vừa muốn được tự do lại muốn có người đàn bà nền nếp chu toàn lo lắng cho mình. Tôi e là khó lắm, và nếu có thì người đàn bà ấy chắc chắn không thể là tôi được rồi!
Chia tay anh, chúng tôi vẫn hàng ngày nhìn thấy nhau trong văn phòng. Tôi đọc được ở anh sự bất ngờ, lạ lẫm, dò hỏi. Tôi biết anh không hiểu gì về quyết định của tôi. Tôi biết anh không bao giờ hiểu được, rằng những người phụ nữ tự trọng như tôi không bao giờ chịu chui vào rọ của những người đàn ông tham lam và bạc bẽo như anh...
(Theo Dân Trí)
" alt=""/>Tôi đã từ chối cơ hội lấy chồng đại giaVới nhiều cặp vợ chồng khi nhớ về đêm tân hôn là họ lại cười đến sái cả quai hàm... (Ảnh minh họa)
“Thế thôi ư? Xong thật á?”
Với kiểu tính cách hài hước, chị D. (Thanh Xuân – Hà Nội) cũng khiến người nghe cười sái quai hàm khi nghe chị kể lại câu chuyện đêm tân hôn của mình. Theo lời chị D. kể, chồng chị vốn dĩ là anh chàng mọt sách. “Nụ hôn đầu tiên, hôn như thế nào là do mình dạy cho anh ấy. Suốt mấy năm yêu nhau, khi nào muốn hôn thì mình là người chủ động. Còn anh ấy đúng kiểu ‘cô dắt thế nào thì tôi theo thế ấy’. Cho nên trong khi các đôi lứa kéo vào nhà nghỉ ‘xử lý’ nhau trước khi cưới nhiều vô kể, thì anh chàng của mình vẫn dửng dưng như không. Suốt ngày chỉ biết cắm cúi đọc và nghiên cứu…” – chị D. khá mạnh bạo khi nói.
Chị cho hay, là người cởi mở về quan niệm tình dục trước hôn nhân nhưng khi gặp phải anh chàng “đồ cổ” thì dù chị D. có cố “phổ cập” nhưng anh cũng nhất nhất một quan điểm “Tình dục là bản năng có sẵn, không phải dạy và tân hôn chỉ có một nên phải để dành”. Chính bởi vì thế mà đêm tân hôn của vợ chồng chị trở thành kí ức hài hước kinh điển với chị D.
Chị kể: “Trong khi các cặp vợ chồng mới cưới sau khi xong xuôi mọi việc, là nhấm nháy vào phòng. Hoặc ít ra anh chồng là người chủ động chèo kéo tân nương vào. Thế nhưng lão chồng mình thì không. Cứ lâng láo lo đủ thứ việc bao đồng, còn phần ‘chuyên môn’ thì có vẻ cố phớt lờ. Mười một giờ đêm, cả nhà chồng, ai nấy đều về phòng riêng thì lão ngồi cắm chốt, ôm cái tivi. Mình không biết lúc đó trong đầu lão nghĩ gì, nhưng có vẻ hồi hộp còn hơn gái mới về nhà chồng là mình khi đó”.
Chị D. kể tiếp rằng, sau khi tắm rửa xong suôi và khoác lên mình bộ váy ngủ sexy, nhưng chờ mãi không thấy chồng vào. “Trong khi cả nhà đã im ắng, 11h đêm vẫn không thấy chồng đâu, mình lại phải buộc lòng thay bộ quần áo khác để ra ngoài, lôi tuột lão vào. Tân hôn, gã đàn ông nào cũng mong mau chóng được ‘nuốt chửng’ cô ả của mình với đủ trò khiêu khích thì ông chồng mình không hôn, không dạo đầu. Lão tân hôn với mình mà khi lão xong xuôi, mình còn phải tròn mắt ngạc nhiên hỏi: ‘Thế thôi ưu? Xong rồi à?’. Nghe mình hỏi thế mà chàng còn rất tự tin gật đầu và trùm chăn ngủ” – chị D. tếu táo kể lại.
Và phải mất một thời gian sau đêm tân hôn, nhờ sách báo và sự chủ động của chính mình mà chị D. mới truyền đạt được cho chồng vài bí kíp “yêu” để hai vợ chồng hứng thú, hòa hợp trong đời sống chăn gối.
“Chú… à… anh… anh tạm tha cho em!”
Với M.T (Hoàng Mai – Hà Nội) thì đêm tân hôn là một kỉ niệm mà mỗi lần nhớ đến khiến cô vừa buồn cười vừa xấu hổ. M.T cho biết: “Đúng là chả có cô gái nào đêm tân hôn lại van lạy chồng tha cho mình giống như tôi. Không những thế trong lúc cuống quýt tôi còn gọi chồng là chú. Chồng tôi sau này mỗi lần nhắc lại vẫn bảo đó là chuyện hài hước có một không hai”.
Chuyện là, M.T và chồng chênh lệch nhau 13 tuổi. “Anh ấy vốn là bạn của chú út nhà tôi. Tôi gặp anh ấy khi 21 tuổi và anh ấy lúc đó đã 34 mà vẫn chưa kết hôn. Ban đầu tính theo mối quan hệ với chú út nhà tôi thì tôi vẫn gọi anh ấy bằng chú. Sau này, cũng không hiểu duyên số vồ vập thế nào mà nhận lời yêu rồi thì đôi lúc vẫn quen miệng gọi anh ấy bằng chú” – M.T kể lại.
Yêu nhau được một năm thì M.T nhận lời kết hôn. Trước đó M.T chưa từng trải qua bất cứ mối tình nào nên “Kinh nghiệm của bản thân về tình yêu, hôn nhân không có gì nhiều nhặn. Cho nên sau khi đã bước lên xe hoa mình mới bắt đầu thấy rối bời và lo lắng” – M.T nói.
Sự lo lắng đó cộng với việc thiếu kinh nghiệm giường chiếu của M.T bỗng trở thành đối kháng với chồng khi anh là người tỏ ra khá thuần thục trong đêm tân hôn. “Khi phòng chỉ còn ánh đèn ngủ lờ mờ và anh ấy tiến lại gần là tôi đã run cầm cập. Đến khi tay anh ấy lần dò mở cúc áo thì tôi hốt hoảng, khóc òa và đã… van xin anh ấy. Điều buồn cười là lúc đó hoảng loạn cứ thụt lùi về phía cuối giường rồi gọi chồng là chú và năn nỉ rằng ‘Chú… à… anh… anh tạm tha cho em!’. Xin là thế nhưng đâu có được tha. Cũng may anh ấy khéo léo, biết dụ dỗ nên sau đó mình đã nằm ngon lành trong vòng tay anh ấy” – M.T nhớ lại.
(Theo Trí thức trẻ)" alt=""/>Đêm tân hôn và những chuyện cười sái quai hàm